Ảnh minh họa
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù là quốc gia hàng đầu về XK lúa gạo nhưng sản xuất, XK lúa gạo còn nhiều hạn chế như yếu kém về chất lượng, chi phí sản xuất đầu vào cao, tổn thất sau thu hoạch lớn, đặc biệt là thu nhập của người nông dân trồng lúa còn thấp.
Trong tương lai, để thúc đẩy ngành sản xuất, XK lúa gạo phát triển ổn định, nâng cao giá trị gia tăng, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung tái cơ cấu, đổi mới ngành này, trong đó xây dựng thương hiệu lúa gạo được xác định là khâu quan trọng.
Theo Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế, muốn có thương hiệu, gạo Việt Nam XK đòi hỏi một chiến lược tiếp thị bao gồm nhận diện thương hiệu, phân biệt và làm nổi bật tính độc đáo, đóng gói và tiếp thị để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của gạo Việt Nam.
Để gia nhập vào thị trường gạo thơm thế giới, Việt Nam phải vượt qua hai rào cản lớn. Rào cản quan trọng nhất là lợi thế đứng đầu của hai nhà XK gạo thơm có kinh nghiệm là Thái Lan và Ấn Độ. Rào cản thứ hai là Việt Nam đang có hình ảnh không tốt, bị coi là nhà cung cấp gạo chất lượng thấp.
T.N/ Báo Hải Quan