Ngoài ra, một số bệnh thán thư có diện tích nhiễm gần 400 ha, tăng 32 ha so với tuần trước và tăng 265 ha so với cùng kỳ năm 2014. Chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Bắc. Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.440 ha, ở toàn vùng trồng thanh long...
Ảnh minh họa
Được biết, hiện nay thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, trời mưa và nắng nóng làm độ ẩm không khí tăng. Đây là môi trường thuận lợi cho bệnh đốm trắng phát sinh, lây lan nên tăng diện tích nhiễm và mức độ nhiễm bệnh trên cành non và các lứa trái vụ mùa. Bên cạnh đó, bệnh vàng cành, rệp sáp tiếp tục phát sinh gây hại trên các vùng trồng thanh long, do trời vẫn còn nắng nóng, nhiệt độ ban ngày cao.
Theo cảnh báo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay bệnh đốm trắng đang tăng cả về mức độ và diện tích nhiễm nên các Trạm BVTV cần đẩy mạnh phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn khuyến cáo nông dân tích cực thực hiện cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO – ADB. Qua đó, nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long và cắt cỏ vệ sinh vườn thông thoáng. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long (quy trình sửa đổi, bổ sung) của Cục bảo vệ thực vật đã ban hành. Đặc biệt vận động nông dân không dồn cành bệnh được cắt tỉa ra để dọc theo rìa vườn, lối đi vì đây chính là các điểm lưu tồn, phát tán nguồn bệnh.
K. Hằng/ Báo Bình Thuận