ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC MỚI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HỒ TIÊU GIA LAI.
Hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người nông dân, Sản lượng thu hoạch năm 2014 theo Bộ NN & PTNT đạt 125.000 tấn. Khối lượng xuất khẩu theo TCHH đạt 156.396 tấn, tăng 16,38% so 2013. Kim ngạch đạt 1,210 tỷ USD, tăng 34,72% so với 2013. Giá xuất khẩu bình quân: Tiêu đen đạt trên 7.399 USD/tấn, tiêu trắng trên 10.648 USD/tấn, tăng 17,56% với tiêu đen và 18,07% với tiêu trắng so với 2013.
Kết quả trên có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì năm 2014 được đánh giá là một năm hết sức khó khăn cho ngành, thời tiết không thuận lợi làm giảm năng suất, dịch hại phát triển mạnh, xuất khẩu nông sản gặp khó khăn, tuy vậy ngành hồ tiêu vẫn tham gia vào ngành xuất khẩu trên 1 tỉ USD, một tín hiệu vui nữa là phần lớn thu nhập và lợi nhuận mang lại đều tập trung cho người sản xuất.
Theo Bộ NN & PTNT, diện tích hồ tiêu cả nước năm 2015 khoảng hơn 70.000 ha, tuy nhiên theo dự đoán của nhiều chuyên gia thì con số thực tế về diện tích đã hơn rất nhiều, một xu hướng nhà nhà chuyển đổi cà phê, cao su, bắp, …sang trồng tiêu đang diễn ra từng ngày ở khu vực Tây Nguyên và các vùng khác, làm diện tích ngày càng trở nên khó kiểm soát, lượng cung đang tăng mạnh so với tốc độ tăng trưởng của nhu cầu, bên cạnh đó, tình hình thời tiết ngày càng bất lợi, sâu bệnh phát triển, quản lý qui trình canh tác (sử dụng giống, bón phân, sử dụng thuốc BVTV v.v ) đang là những vấn đề nóng ảnh hưởng tới chất lượng, vệ sinh an toàn cho sản phẩm Hồ tiêu. Đồng thời, Hồ tiêu VN lại xuất khẩu dưới dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp, chưa có thương hiệu v.v. cũng là những yếu tố đang có nguy cơ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và phát triển bền vững của ngành Hồ tiêu VN trong thời gian tới.
Trước tình hình đó, sáng ngày 29/5, tại địa chỉ 322 Trường Chinh, phường Trà Bá, TP. Pleiku đã diễn ra buổi lễ ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hồ tiêu Gia Lai, trung tâm được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Thủy lợi Nông-Lâm nghiệp Gia Lai do Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo. Trung tâm là tổ chức sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI). Trung tâm có chức năng nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch, thị trường và các giải pháp phát triển hồ tiêu bền vững.
Tham dự buổi lễ có: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh, lãnh đạo các sở, ban ngành các địa phương có trồng hồ tiêu, lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Bảo vệ Thực vật và các hiệp hội cà phê, các công ty sản xuất và phân phối thuốc bảo vệ thực vật.
Công ty VFC tham gia chương trình với tư cách là đối tác chiến lược toàn diện của Viện Khoa học Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên ( Viện Wasi ), đồng thời là công ty đầu tiên đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao kỹ thuật trên cây Hồ Tiêu. VFC và Viện Wasi đang thực hiện rất nhiều đề án phối hợp trên cây trồng cà phê, và sắp tới là đề án phát triển quy trình canh tác tổng hợp trên cây Tiêu, tham gia buổi lễ, ông Trương Công Cứ - Tổng giám đốc công ty VFC đã nhấn mạnh: “ VFC tự hào là một trong những công ty có những hoạt động chuyển giao kỹ thuật đầu tiên trên đối tượng cây trồng Hồ Tiêu, chương trình Tiếp Sức Cùng Nông Dân của VFC đã triển khai được 3 năm, và đã nhận được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, nhiệm vụ của chương trình rất phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của trung tâm, vì thế bên cạnh các đề án đã và đang phối hợp với Viện Wasi trên cây cà phê, VFC và trung tâm sẽ thực hiện đề án đã ký kết giữa hai bên trên cây Hồ Tiêu…”
Kết thúc chương trình, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hồ tiêu Gia Lai đã cùng các cơ quan ban ngành, và đối tác chiến lược VFC cam kết với Bộ NN cùng toàn thể hội nghị sẽ tập trung mọi nguồn lực, để thực hiện đầy đủ các chức năng giải quyết phần lớn các khó khăn của ngành Hồ Tiêu trong những năm sắp tới.
Tổng giám đốc VFC trả lời phỏng vấn đài phát thanh truyền hình Gia Lai