Xưởng tái chế phế thải nông nghiệp của chàng kỹ sư 9X |
Lê Trường An, chàng kỹ sư cơ khí sinh năm 1990. Từng có thời gian làm kỹ sư cơ khí tại Hà Nội nhưng anh đã quyết định từ bỏ công việc và trở về gắn bó với mảnh đất quê hương Giao Thủy, Nam Định.
Ý tưởng xuất phát từ những lần về thăm quê, tận mắt chứng kiến thực trạng phế thải nông nghiệp như vỏ trấu, rơm rạ, mùn cưa bị người dân mang đi đốt tràn lan gây ô nhiễm môi trường, Anh đã suy nghĩ rất nhiều.
Áp dụng những kiến thức trong một lần đi công tác miền Tây, Trường An cho xây dựng một nhà máy sản xuất củi trấu (loại chất đốt làm từ vỏ trấu) phục vụ sản xuất công nghiệp. Để thực hiện được ý tưởng này Trường An đã quyết định nghỉ việc tại Hà Nội và xách ba lô về quê.
Việc khó khăn đầu tiên chính là ý tưởng của anh gặp phải sự phản đối của gia đình, bạn bè vì mô hình này quá mới mẻ và ở Nam Định chưa từng có. Để thuyết phục bố, anh đã dẫn bố đi tham quan các mô hình tương tự tại Bắc Ninh, Hải Phòng. Cuối cùng sự thuyết phục của anh đã đạt được như mong đợi khi bố và người chị họ đã cho vay vốn 200 triệu đồng.
Sang năm 2013, anh tiến hành xây dựng một nhà xưởng với quy mô 1.000 m2. Đặt mua chiếc máy đầu tiên tận trong Nam, vấn đề thu mua vỏ trấu, mùn cưa để làm nguyên liệu cũng được đích thân anh tiến hành. Có nguyên liệu, công việc tiếp theo là chính vị giám đốc trẻ đi gõ cửa từng nhà máy sản xuất công nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đến hiện nay, nhà xưởng của Trường An đã có 2 máy sản xuất và 10 công nhân làm việc thường xuyên. Tổng doanh thu mỗi năm đạt 2 – 2,5 tỷ đồng. Trong tương lai,l anh sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nhà xưởng.
Đàn ong của Trung cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm |
Đó là chàng trai trẻ Phạm Văn Bảo Trung, sinh năm 1994, tại thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Do không có duyên với việc học hành nên năm lớp 10 Bảo Trung đã phải ngừng việc học và về làm phụ vường cà phê cho bố mẹ.
Với bản tính ham học hỏi cậu luôn mày mò tìm hướng đi mới trong nông nghiệp để thoát cảnh nghèo khó quanh năm. Từ những vườn hoa cà phê của gia đình Bảo Trung mày mò học cách nuôi ong lấy mật.
Sau 6 tháng bỏ nhà đi học nghề, cậu đã năm trong tay những kinh nghiệm cơ bản để chăm sóc ong hiệu quả. Cậu quyết định vay mượn hơn 50 triệu đồng đầu tư vào nuôi 80 đàn ong.
Chỉ sau 4 tháng đầu chăn nuôi ong, cậu đã thu được những thắng lợi nhất định, thu hồi hết vốn liếng và trả nợ. Từ đó đến nay cậu bạn 9x gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật và từng bước phát triển đàn ong lên tới con số hàng trăm đàn. Hiện nay thu nhập mỗi năm của cậu lên tới con số hàng trăm triệu đồng.
Đông trùng hạ thảo Việt Nam mang tên chàng trai trẻ Kim Lai |
Chàng trai Ngô Kim Lai, quê Phú Yên là một sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học của trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Thời gian đầu 2 mẹ con cậu dắt nhau lên TP.HCM, mẹ cậu phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi con trai học đại học.
Sang năm thứ 2 đại học một phát hiện tình cờ đến với Lai, cậu phát hiện ra một loại nấm mà ở Việt Nam chưa ai có thể trồng được, loại nấm “đông trùng hạ thảo”, vì vậy giá của nó rất đắt, gần 1,8 tỷ đồng/kg. Cậu quyết tâm trồng bằng được loại nấm này tại Việt Nam.
Lao đầu vào nghiên cứu, làm đi làm lại hơn 1.000 thử nghiệm, phòng trọ nhỏ xíu của Lai đã biến thành phòng thí nghiệm nhỏ. Lai quên ăn quên ngủ ròng rã nghiên cứu suốt một năm cậu mới thu lượn được chút thành quả.
Sản phẩm đầu tay của lai, nấm đông trùng hạ thảo đã được đưua đi kiểm định ở Viện thực phẩm chức năng Việt Nam, qua kiểm định nhận thấy lượng dược tính đạt chỉ tiêu cao hơn so với nấm trong tự nhiên rất nhiều. Lượng dược tính Cordycepin trong nấm tự nhiên chỉ đạt 0,901mg/g còn trong sản phẩm của Lai thì lượng này lên tới 3,34mg/g.
Sau công bố trên đã có khá nhiều công ty mời gọi cùng hợp tác nhưng Lai đều từ chối. Cậu đã cùng vài người bạn tự mở công ty riêng, đầu tư 2 phòng lạnh để nuôi đông trùng hạ thảo. Công suất hàng tháng đạt 150kg.
Dự kiến giá bán đông trùng hạ thảo mang chính tên Kim Lai sẽ được bán ra thị trường với mwucs giá 100 triệu đồng/kg.
Trang trại heo của Triệu Văn Tuân đưa lại thu nhập hơn 400 triệu đống/năm |
Chàng trai Triệu Văn Tuân, sinh năm 1992, tại xóm Cua II, thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một trong những chàng trai trẻ lập ghiệp và thành công trên chính mảnh đất quê hương.
Từ một chàng trai mới tốt nghiệp xong lớp 12 bây giờ Tuân đã trở thành một ông chủ trang trại nuôi lớn lớn nhất nhì trong vùng.
Học xong lớp 12, không chọn con đường học đại học như bao bạn khác, Tuân chọn ở nhà phát triển kinh tế theo cách riêng của mình. Ban đầu do không hề có vốn trong tay, cậu phải vay tiền từ bố mẹ, người quen để làm vốn khởi nghiệp. Cậu cho xây dựng nhà xưởng và đầu tư thiết bị phục vụ hoạt động chăn nuôi.
Cuối năm 2012, cậu nhập về 1.100 con lợn giống để nuôi, sau 5 tháng chăm sóc lứa lợn đầu tiên đã xuất chuồng, trừ hết các chi phí cậu thu lãi được hơn 400 triệu đồng. Từ thắng lợi ban đầu đó Tuân mở rộng quy mô trang trại hơn nữa.
Hiện nay trang trại của Tuân rộng trên 10.000 m2, mang lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm, và tạo thu nhập ổn định cho hơn 10 người lao động.
Trang trại nuôi lươn là nguồn thu nhập chính của chàng trai 24 tuổi |
Chàng trai 24 tuổi Nguyễn Ngọc Phú tuy tuổi đời còn rất trẻ nhưng hiện đã là chủ một trang trại nuôi lươn lớn tại huyện Củ Chi, TP.HCM.
Không có điều kiện để tiếp tục con đường học hành như bạn bè đồng trang lứa, chàng trai Nguyễn Ngọc Phú quyết tâm tính kế sinh nhai trên chính đôi tay của mình tại mảnh đất quê nhà.
Mới bước chân vào con đường lập nghiệp trong tay không hề có một đồng vốn, cộng với tuổi đời còn quá trẻ nhưng Phú vẫn mạnh dạn đứng lên vay 60 triệu đồng từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội LHTN TP.HCM) để đầu tư làm ăn.
Thời gian đó cậu nhanh nhạy nhận ra mô hình nuôi lươn đang rất được ưa chuộng, chi phí đầu tư ban đầu không cao và nhanh chóng thu hồi được vốn, quan trọng nhất là kỹ thuật nuôi đơn giản, không phức tạp. Nghĩ là làm cậu đầu tư toàn bộ số vốn liếng vay mượn được vào đầu tư xây dựng hệ thống bể xi măng, mua lươn giống về nuôi.
Mới đầu cậu chỉ dám đầu tư hơn 100m2 nhưng kết quả thu được khá thuận lợi, mỗi tháng cậu thu lãi hơn 12 triệu đồng từ 100m2 lươn đó. Tính đến thời điểm hiện nay Phú đã mở rộng quy mô trang trại nuôi lươn thêm vài trăm m2 nữa và hứa hẹn sẽ thu được lợi nhuận cao.
Hoài An (Tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin