Thời gian gần đây, các container có sử dụng vật liệu chèn lót bằng gỗ xuất đi Mỹ đang bị trả về khá nhiều vì các lý do sau đây :
Việc container bị trả lại về Việt Nam dưới hình thức nào cũng sẽ gây những thiệt hại rất lớn, không thể lường trước được cả về kinh tế lẫn uy tín của hàng hóa xuất từ Việt
Để hạn chế các thiệt hại phát sinh do các trường hợp nêu trên, VFC xin được phép khuyến cáo quý khách hàng thực hiện các biện pháp như sau:
A: Các nguyên nhân phát sinh và biện pháp ngăn ngừa:
1. Nguyên nhân 1: Các loại hạt cỏ, đất, vật lạ , vv … tồn tại trong container.
- Có sẵn trong container do việc vệ sinh container không được thực hiện nghiêm túc, triệt để.
- Bám, dính trên người của nhân viên đóng hàng, xe xúc, xe nâng và rơi vãi vào container trong suốt quá trình đóng hàng.
- Phát tán từ bên ngoài môi trường vào container theo gió.
Các biện pháp khử trùng hoàn toàn không thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát vấn đề phát sinh này.
Biện pháp ngăn ngừa :
- Vệ sinh container thật kỹ cả bên trong lẫn bên ngoài.
- Khu vực đóng hàng phải được duy trì vệ sinh sạch sẽ, các loại cỏ dại xung quanh (nếu có) cần được phát quang, dọn dẹp và loại bỏ.
- Nhân viên xếp dỡ nên mang giày chuyên dụng khi đóng hàng. Các bánh xe của các loại xe đóng hàng cũng nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
2. Nguyên nhân 2: Chất lượng pallet và vật liệu chèn lót.
- Nhiều pallet, vật liệu chèn lót được làm từ gỗ tận dụng, gỗ tạp chất lượng kém, còn vỏ cây và nhiều dấu vết côn trùng (lỗ mọt) hoặc côn trùng sống, chưa được phơi hoặc sấy khô. Nếu không có những biện pháp sấy khô thích hợp thì khả năng nấm mốc phát triển là rất lớn. Và một khi nấm mốc đã phát sinh thì hoàn toàn không có biện pháp nào để xử lý, kể cả các phương pháp của khử trùng.
- Việc vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ mất khá nhiều ngày và qua các khu vực có thời tiết khác nhau (từ nóng ẩm sang lạnh) sẽ dẫn đến hiện tượng container đổ “mồ hôi” gây đọng nước bên trong container và từ đó sẽ gây ẩm và phát sinh nấm mốc.
Biện pháp ngăn ngừa :
- Gỗ sử dụng để đóng pallet hoặc chèn lót đều phải được bóc sạch vỏ, không có dấu vết mọt đục, sấy khô đến thủy phần thích hợp.
- Sử dụng chất chống ẩm với chủng loại và số lượng thích hợp để đảm bảo duy trì độ ẩm trong container ở mức an toàn, kể cả trong trường hợp phát sinh do hiện tượng “mồ hôi” container.
3. Nguyên nhân 3 : Xử lý và kiểm soát sau xử lý, kiểm soát tái lây nhiễm.
- Khử trùng xông hơi WPM hoặc WPM cùng với hàng hóa bằng Methyl bromide (MB) trong kho bằng cách phủ bạt hoặc trong phòng khử trùng, trong container không đạt yêu cầu do các nguyên nhân như không đủ thời gian ủ thuốc, không kín hơi do nền kho không bằng phẳng, không sạch hoặc nền kho thấm hơi thuốc hoặc phòng khử trùng, container khử trùng không kín hơi.
- Xử lý WPM bằng phương pháp xử lý nhiệt (HT) chưa đạt chuẩn qui định.
- WPM sau khi xử lý không được kiểm soát chặt chẽ, để lẫn với số chưa được xử lý dẫn tới trường hợp dùng WPM chưa xử lý để đóng Pallet hoặc làm vật chèn lót.
- Pallet đã xử lý nhưng để tồn lâu trong kho chờ xuất, gần các nguồn lây nhiễm nên bị tái nhiễm côn trùng, mốc.
- Quy cách đóng hàng chưa phù hợp – Dùng các vật liệu ngăn cản hơi bao gói hàng hóa và bao luôn cả các vật liệu chèn lót bằng gỗ.
Biện pháp ngăn ngừa :
- Khu vực khử trùng, đóng pallet cần sạch sẽ, khô ráo, nền bằng bê tông hoặc bê tông nhựa nóng không thấm hơi, mặt nền láng, bằng phẳng. Các phòng hoặc container rỗng dùng làm chamber khử trùng phải kín hơi.
- Trường hợp khử trùng WPM cùng hàng hoá trong container trước khi xuất: Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa như ở mục 1. Không nên sử dụng container nếu kiểm tra thấy dấu hiệu không kín hơi (sàn đáy, cửa).
- Đảm bảo thời gian ủ thuốc ít nhất 24 giờ theo qui định. Thời gian ủ thuốc tính từ thời điểm kết thúc bơm thuốc đến lúc thông thoáng đối với khử trùng trong kho hoặc đến giờ closing time của container tại cảng thanh lý (đây là thời điểm các lỗ thông gió được gỡ bỏ để thông thoáng).
- Không bao gói kín cả pallet hay vật liệu chèn lót bằng các vật liệu không thấm hơi như màng PE, PVC, thùng carton sơn láng mặt và dán kín bằng băng keo.
- Khu vực khử trùng, đóng gói, lưu giữ vật liệu sau khử trùng cần cách ly với các khu vực khác. Không để lẫn lộn phần vật liệu đã khử trùng với phần chưa khử trùng nhằm giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm.
- WPM đã được xử lý theo ISPM 15 nên nhanh chóng sử dụng xuất khẩu.
B: Khi có khiếu nại từ Mỹ: Đây là vấn đề không ai mong muốn xảy ra nhưng cần quan tâm để xử lý kịp thời nhằm tránh các rủi ro và chi phí kèm theo.
Do thời gian vận chuyển từ Việt nam qua Mỹ thường rất dài, có thể transit qua nhiều cảng nên khả năng lây nhiễm côn trùng từ bên ngoài vào container đã được khử trùng là có thể xảy ra. Vì vậy khi có khiếu nại về côn trùng sống tại cảng dỡ hàng, đề nghị quý Công ty yêu cầu xác nhận đó là loài (species) & họ (family) côn trùng gì? Có rất nhiều côn trùng cùng loài với các côn trùng nêu trên nhưng không có tại Việt
VFC rất mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ Quý khách hàng nhằm đảm bảo kết quả khử trùng tốt nhất đồng thời giữ được chất lượng hàng Việt
Vui lòng xem công văn đính kèm.(Click tại đây)
Phó Tổng Giám Đốc
Nguyễn Bảo Sơn
(đã ký)