Nỗi lo cho một công trình có giá trị
Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh, 10 trong số đó đã được UNESCO công nhận di sản thế giới, nổi bật nhất phải kể đến phố cổ Hội An. Được hình thành từ thế kỉ 16-17, là thương cảng lớn của miền Trung giai đoạn bấy giờ, đến nay, Hội An vẫn giữ được những đặc trưng kiến trúc gồm nhiều loại hình như nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu giếng, nhà thờ tộc… Tuy nhiên, cũng như rất nhiều công trình văn hóa khác, phố cổ Hội An đang oằn mình chống chọi với những tác nhân ngoại cảnh gây hại cho công trình, trong đó đáng lo ngại nhất là mối, một loài côn trùng có tổ chức và vô cùng nguy hiểm với công trình.
Trước thực trạng mối xâm lăng hiện nay, cách đây một vài năm, một số chủ sở hữu di tích đã bắt đầu quan tâm đến công tác phòng trừ mối. Tuy nhiên, vì chưa thật sự hiểu rõ đặc tính cũng như thói quen của loài côn trùng này, công tác phòng trừ vẫn dừng lại ở mức nhỏ lẻ, manh múng, tự phát và chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Đến gần đây, các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc khi đưa ra chương trình thí điểm phòng chống mối cho khu vực 1 phố cổ. Với chương trình này, toàn bộ 0.3km phố cổ sẽ được phân thành các ô phố để từng bước xử lí.
Ông Nguyễn Chí Trung, giám đốc trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An chia sẻ: “Cùng với sự quan tâm của các cơ quan chức năng chủ quản, một chương trình tổng thể hơn đã được triển khai. Các phương pháp đề xuất như phun tẩm nền, hộp bả mối, phun thuốc hóa học lên bề mặt… đều phải được kiểm chứng và xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi đưa vào sử dụng tại khu vực. Tuy nhiên, hiện nay rất khó có thể đánh giá được hiệu quả vì mối nằm sâu trong lòng đất. Dù có thấy bả bị mối ăn nhưng thật sự mối có bị tiêu diệt không là cả một câu hỏi lớn.”
Một vấn đề nữa khiến ông quan tâm đó là tính chất đặc thù của khu vực tỉnh Quảng Nam nói chung và Phố cổ nói riêng. Là vùng thấp điểm, lại chịu khí hậu mưa nhiều nên khu vực này thường xuyên bị ngập lụt. Lượng hóa chất tồn lưu trong đất không thể duy trì hiệu quả và thời gian bảo vệ như mong muốn. Bên cạnh đó, hóa chất cũng có khả năng theo nước gây ảnh hưởng đến sự an toàn của con người, vật nuôi và môi trường. Bài toán về hiệu quả và tính an toàn trở thành một đề tài hóc búa cho các cơ quan chức năng nói chung và trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An nói riêng.
Đâu là lối ra cho một thực trạng?
Trong nỗ lực đi tìm đáp án cho vấn nạn mối tại Hội An, gần đây, Ban bảo tồn văn hóa di tích Hội An đã cho phép triển khai thí điểm hệ thống phòng ngừa mối nhờ hệ thống kiểm soát và bẫy mối Exterra tại chùa Thiên Đức, đường Nhị Trưng, phường Tân An, Hội An. Đây là một công nghệ mới của Mỹ, được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay.
So với các phương pháp xử lý mối truyền thống, Exterra đã tạo nên một bước đột phá thực sự khi là hệ thống bẫy duy nhất loại trừ được tất cả các loại mối tại khu vực Đông Nam Á, tiêu diệt tận gốc tổ mối, kiểm soát mối vĩnh viễn mà vẫn thân thiện với môi trường cũng như an toàn cho con người và vật nuôi.
Cũng theo ý kiến đánh giá của ông Chí Trung, bước đầu, Exterra đã thật sự tạo ra sự khác biệt khi được rất nhiều viện khoa học trên thế giới kiểm chứng và đảm bảo về hiệu quả. Ngoài ra, tính an toàn với con người, vật nuôi và thân thiện với môi trường của hệ thống hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu khách quan của khu vực. Ông cũng chia sẻ hi vọng có thể cùng cộng tác lâu dài nhằm đem lại nhận thức cao hơn cho người dân khu vực về đặc tính của loài mối, các biện pháp không chỉ chống mà còn phòng ngừa loài côn trùng gây hại này.
Được biết, cũng như Hội An, hiện nhiều công trình lớn và quan trọng tại khắp các vùng miền đất nước như Mia Resort (Nha Trang), Fusion Maia (Đà Nẵng), một số resort 5 sao khác tại Phan Thiết, Big C (Bình Dương)… cũng đã và đang sử dụng Exterra để bảo vệ cho công trình của mình.
(Theo báo Thanh Niên)