Bệnh trong lòng di sản
Hình thành từ thế kỷ XVII, Hội An từng là thương cảng phồn vinh bậc nhất Đông Nam Á trong suốt nhiều thế kỷ. Quá khứ phồn thịnh đã để lại cho Hội An những giá trị vật thể và phi vật thể quý giá, giúp địa danh này ghi tên vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO (12.1999). Nơi đây hiện còn hơn 1.350 di tích kiến trúc có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, thuộc nhiều thể loại công trình khác nhau. Trong đó, hạt nhân cơ bản chính là quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ.
Thế nhưng, cũng như bệnh kinh niên của người già là bệnh xương cốt, “bộ xương” của phố cổ Hội An cũng đang lên tiếng sau hơn bốn thế kỷ chống chọi với sự tàn phá của thiên nhiên và thảm họa mối mọt. Một khảo sát đầu năm 2012 ở riêng phường Minh An cho thấy 75% các di tích của phố cổ bị mối, mọt phá hoại. Ở quy mô lớn hơn, khoảng 352 công trình dân dụng ở Hội An được xác định đang bị mối tấn công, trong đó có 36 công trình bị phá hoại nặng tới mức có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ở một nơi tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An, có thể nói mối mọt đang là một căn bệnh rất đáng lo ngại.
Các di tích hội quán, đình, chùa, lăng, miếu, nhà ở... đều có kết cấu phần lớn bằng gỗ, là nguồn thức ăn béo bở cho những kẻ phá hoại này. Mối, mọt cùng điều kiện khí hậu nóng ẩm và những cơn bão lụt hàng năm tại khu vực miền Trung khiến cho kết cấu chịu lực của các công trình này xuống cấp nặng nề, tuổi thọ của các cấu kiện gỗ sụt giảm nghiêm trọng.
Mối là một trong những nguyên nhân làm Phố cổ Hội An xuống cấp
Phương thuốc nào cho hiệu quả?
Hậu quả mà những tổ mối nhỏ bé đem lại không hề nhỏ. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi đầu tư vào các biện pháp diệt trừ mối mọt gần đây đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Những năm, mỗi năm Quảng Nam đã chi nhiều tỉ đồng diệt trừ mối mọt và côn trùng gây hai, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao Có công trình sau 1-2 năm trừ diệt, mối vẫn quay lại tấn công.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An, ở đây có đến 134 loại mối, riêng khu vực phố cổ có 34 loại, làm tổ khắp nơi từ trong lòng cây, ở trên cao và dưới mặt đất. Nhu cầu đặt ra là cần phải có biện pháp ngăn chặn số lượng mối này trước khi chúng tiếp cận được và gây thiệt hại cho tài sản. Thêm vào đó, để xử lý nhiều chủng loại mối với số lượng lớn mà không gây hại đến môi trường và sức khỏe cho người sử dụng, nhất thiết các hóa chất và phương pháp diệt trừ phải đảm bảo an toàn, không độc hại.
Thời gian gần đây, nhiều công trình lớn tại Việt Nam bắt đầu áp dụng hệ thống kiểm soát mối Exterra, phân phối độc quyền bởi nhãn hiệu PestMan của công ty Cổ Phần Khử trùng Việt Nam (VFC). Giải pháp dựa trên các nghiên cứu khoa học này đã được chứng thực có thể khắc phục nhược điểm của những phương pháp thông thường, loại bỏ hoàn toàn tổ mối và kiểm soát nguy cơ mối lâu dài, có thể nói là vĩnh viễn, chừng nào hệ thống còn hiện diện. Đây chính là điều mà không chỉ phố cổ Hội An mà các công trình, di tích quy mô lớn khác trên cả nước đang cần để bảo vệ được “bộ xương” của công trình.