- Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ chuột, bệnh lem lép hạt trên lúa trước và sau trỗ; bọ xít dài trên lúa phơi mầu - chắc xanh; sâu đục thân 2 chấm trên lúa trỗ muộn…
b. Chuẩn bị SX vụ HT: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước vụ SX; theo dõi và phòng chống bênh lùn sọc đen trên mạ, lúa mới sạ.
c. Trên mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc sau thu hoạch, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để, ruộng trồng mới bằng giống không sạch bệnh.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn... rải rác hại nhẹ trên lúa ĐX muộn trỗ - chín, lúa xuân hè đứng cái - đòng trỗ.
- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa hè thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa HT sớm..
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.
3. Các tỉnh phía Nam
- Từ 20 - 28/5/2013 có đợt rầy nâu di trú. Cần theo dõi diễn biến để xuống giống đồng loạt tập trung “né rầy”, tránh bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- Bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng, đặc biệt trên những ruộng sử dụng giống nhiễm bệnh, sạ dầy, bón phân đạm nhiều ở đầu vụ. Do đó nông dân phát hiện và phòng trừ kịp thời.
- Chú ý sự gây hại của chuột trên tất cả các trà lúa ngoài đồng do điều kiện vụ HT rất thích hợp cho sự phá hại của chuột.
Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh; nhện gié, rầy phấn trắng ở giai đoạn lúa đẻ nhánh - đòng trỗ để có biện pháp phòng trị kịp thời.
(Nguồn: Cục BVTV - Báo NNVN – ngày 20/05/2013)