- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại, nhất là những ruộng có nguồn bệnh. Rệp xơ trắng tiếp tục gây hại trên những ruộng mía trồng muộn, rậm rạp, có ẩm độ cao, không bóc lá thường xuyên.
- Trên cây trồng khác: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, rỉ sắt trên cây cà phê; bệnh vàng lá, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Cần chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các dịch hại để xử lý kịp thời, có hiệu quả.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên cây lúa:
- Bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa gieo, lúa lỡ vụ ở các tỉnh đồng bằng.
- Bọ trĩ… phát sinh hại cục bộ trên lúa ĐX cực sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột gây hại rải rác trên các trà lúa, co cụm vùng gò đồi khi có mưa lũ.
- Ốc bươu vàng di chuyển và lây lan diện rộng theo mưa lũ.
b. Trên cây trồng khác:
- Bệnh rỉ sắt, bệnh khô cành, rệp… tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.
- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư… hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả.
- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp… phát sinh, gây hại sắn tích củ - thu hoạch.
3. Các tỉnh phía Nam
Rầy nâu tiếp tục di trú; tuy nhiên mật số sẽ giảm, đây là thời điểm thích hợp cho việc xuống giống lúa ĐX 2012-2013.
Tăng cường theo dõi chặt diễn biến rầy nâu di trú và kiểm tra tỷ lệ rầy mang mầm bệnh trên các trà lúa để chỉ đạo xuống giống ĐX 2012-2013 an toàn trong khung lịch khuyến cáo của Cục Trồng trọt và theo dự báo đợt rầy di trú của Cục BVTV nhằm hạn chế rầy nâu truyền virus gây bệnh VL-LXL.
Bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển ở hầu hết các địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trổ. Các tỉnh cần theo dõi sát tình hình cụ thể trên đồng ruộng của địa phương mình đặc biệt trên những giống nhiễm đạo ôn để có biện pháp ngăn ngừa đạt hiệu quả.
Ốc bươu vàng đang có chiều hướng gia tăng diện tích và mức độ gây hại (năm nay lũ nhỏ ốc bươu vàng có điều kiện tích lũy mật số tại chỗ). Cần lưu ý phòng ngừa, đặc biệt ở những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị ốc bươu vàng tấn công và gây hại nặng.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 03/12/2012)