- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, rệp xơ trắng, bọ hung, bệnh thối ngọn... tiếp tục phát sinh, gây hại trên mía với mức độ nhẹ đến trung bình. Cần theo dõi sát diễn biến và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Trên cây trồng khác: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; bệnh vàng lá, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình. Cần chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các dịch hại để xử lý kịp thời, có hiệu quả.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa
- Bệnh đạo ôn cổ bông, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... tiếp tục gây hại trên lúa thu đông giai đoạn trổ-chín.
- Bệnh đạo ôn lá, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa ĐX sớm giai đoạn mạ-đẻ nhánh.
- Chuột hại cục bộ giống gieo lúa ĐX.
- Ốc bươu vàng hại rải rác trên lúa ĐX giai đoạn mạ.
b) Trên cây trồng khác
- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.
- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả.
- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh, gây hại sắn tích lũy bột-thu hoạch.
3. Các tỉnh phía Nam
Tuần tới rầy nâu phổ biến ở tuổi 5 đến trưởng thành. Rầy di trú ở những địa phương có lúa thu đông-mùa.
- Đối với lúa ĐX đã xuống giống theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy di trú trên ruộng và có biện pháp che chắn nước kịp thời đối với lúa dưới 20 ngày sau sạ.
- Chỉ đạo xuống giống ÐX 2012-2013 theo dự báo đợt rầy di trú, kết quả giám định rầy mang mầm bệnh và trong khung lịch khuyến cáo của Cục Trồng trọt đảm bảo xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy nhằm hạn chế rầy nâu truyền vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển và gây hại diện rộng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh-đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón nhiều phân đạm. Cần thăm đồng thường xuyên phát hiện bệnh sớm, khi phun thuốc đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”, luôn giữ đủ nước trong ruộng.
Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ đặc biệt ở những cánh đồng trũng không tiêu thoát nước dễ bị chúng tấn công và gây hại nặng; bệnh bạc lá vi khuẩn và lem lép hạt giai đoạn đòng trổ-chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 24/12/2012)