- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh và tích lũy số lượng cần theo dõi và xử lý khi mật độ cao, nhất là những diện tích có bệnh lùn sọc đen vụ trước. Không khuyến cao phun thuốc sớm, phun thuốc tràn lan để tránh bộc phát rầy, sâu cuốn lá.
- Bệnh lùn sọc đen: Theo dõi trên lúa hè thu, khi phát hiện thấy bệnh tiến hành xử lý kịp thời.
- Ngoài ra, theo dõi và phòng trừ sâu đục thân 2 chấm, ốc bươu vàng; chuột, châu chấu ở những diện tích có mật độ, tỷ lệ hại cao.
b. Trên cây công nghiệp, cây ăn quả
- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, châu chấu, bệnh thối ngọn… tiếp tục phát sinh gây hại.
- Trên cây cà phê, hồ tiêu: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt trên cây cà phê; Bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên lúa
- Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, lem lép thối hạt... rải rác hại nhẹ trên lúa xuân hè, hè thu sớm đòng trỗ - chắc xanh.
- Bọ trĩ, sâu keo, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ…phát sinh hại chủ yếu lúa hè thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa trà muộn:
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.
b. Cây công nghiệp
- Trên cây cà phê: Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn quả non.
- Trên cây tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá - thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư… hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn ra hoa - quả non.
- Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp... phát sinh và gây hại sắn giai đoạn phát triển thân lá.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trưởng thành tiếp tục di trú, nhưng mật số sẽ giảm. Từ 9-16/7 sẽ đợt rầy cám nở rộ; do đó các địa phương cần theo dõi và phòng trừ đúng kỹ thuật nhằm hạn chế sự gây hại của rầy nâu trên diện rộng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Hạn chế tối da việc phun thuốc trừ sâu để trừ rầy và sâu hại khác (sâu cuốn lá) trong giai đoạn lúa đẻ nhánh để tiếp tục khống chế mật số rầy di trú gia tăng cao vào cuối vụ, trong tháng 7 hàng năm, phát tán mầm bệnh ra diện rộng theo gió tây nam.
- Do ảnh hưởng của thời tiết, nên bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng - trổ; những diện tích đã có xuất hiện bệnh trên lá cần tích cực phòng trị theo nguyên tắc "4 đúng"; bệnh trên cổ bông sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên lúa trổ đến ngậm sữa, nên phun thuốc khi lúa bắt đầu trổ và sau khi trổ đều bằng các loại thuốc đặc trị. Chú ý theo dõi và phòng trừ trên những giống nhiễm bệnh đạo ôn nặng như OM1490, OM6976, IR50404, OM2514, OMCS2000...
- Bệnh bạc lá và bệnh lem lép hạt đang có chiều hướng gia tăng diện tích và mức độ nhiễm ở giai đoạn từ đòng trổ đến ngậm sữa. Có thể phòng ngừa bệnh bằng các loại thuốc phổ rộng.
- Thực hiện xuống giống lúa thu đông đồng loạt, tập trung né rầy và giãn cách với vụ lúa hè thu tối thiểu 20 ngày.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 09/7/2012)