+ Bệnh khô vằn: Hại tăng trên trà lúa muộn, giai đoạn làm đòng - trỗ bông, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào, ruộng cấy dày, bón thừa đạm.
+ Sâu đục thân lứa 2 tiếp tục gây hại trên lúa muộn trỗ trong tháng 6/2011. Cần kiểm tra, theo dõi phun trừ ở những nơi có mật độ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên.
b) Các cây trồng khác:
Các loại sâu bệnh tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa:
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa Xuân Hè, Hè Thu; cần theo dõi chặt, nhất là trên diện tích nhiễm bệnh lùn sọc đen từ vụ trước để xử lý kịp thời.
+ Bệnh lùn sọc đen: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng trước khi bước vào vụ sản xuất Hè Thu; đối với những diện tích lúa Xuân Hè, Hè Thu đã xuống giống, cần tập trung theo dõi chặt bệnh tại các vùng đã bị nhễm bệnh từ các vụ trước đây và xử lý kịp thời khi phát hiện thấy bệnh.
b) Trên rau màu, cây công nghiệp:
Các loại sâu bệnh, ... tiếp tục gây hại nhẹ, rải rác tại các tỉnh trong vùng.
3. Các tỉnh phía Nam
- Trong tuần tới rầy tiếp tục nở đến cuối tuần, xuất hiện trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình. Cần thăm đồng, theo dõi, kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ tuổi 2 - 3, xử lý thật tốt bằng một trong các loại thuốc chống lột xác, lúa giai đoạn đòng trỗ nếu mật số rầy quá cao và có nhiều lứa gối nhau có thể phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để giảm nhanh mật số, hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa.
- Do điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên trà lúa đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng sạ dày, bón thừa đạm. Bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời phòng trị bệnh sớm để đạt hiệu quả cao. Nên phun thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng; phun ngừa đạo ôn cổ bông trước và ngay sau khi lúa trỗ đều.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié xuất hiện từ giai đoạn đẻ nhánh-đòng trổ; các đối tượng khác xuất hiện với diện tích và mức độ gây hại nhẹ.
Nguồn: Cục BVTV - báo NNVN – ngày 30/4/2012)