- Ốc bươu vàng, châu chấu, sâu đục thân phát sinh, gây hại cục bộ chủ yếu trên lúa hè thu; cần theo dõi và phòng trừ ở nơi có mật độ quá cao.
- Tổ chức diệt trừ chuột vào thời kỳ giao thời giữa 2 vụ sản xuất.
b. Trên cây công nghiệp và cây ăn quả
- Cam, chanh: Bệnh greening, nhện các loại, sâu vẽ bùa, rệp muội; bệnh loét sẹo… tiếp tục gây hại tại những vườn cam già cỗi, chăm sóc và thoát nước kém, vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ không tốt.
- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung… tiếp tục phát sinh gây hại trên các ruộng mía chưa được tiêu hủy nguồn bệnh, cần tập trung tiêu hủy nguồn bệnh chồi cỏ và phòng trừ bọ hung.
- Trên cây cà phê, hồ tiêu: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, rỉ sắt trên cây cà phê; bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên cây hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.
- Cây cao su: Bệnh phấn trắng, xù mủ… gây hại nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ một số diện tích nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên cây lúa
- Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu + rầy lưng trắng, bệnh khô vằn… rải rác hại nhẹ trên lúa xuân hè giai đoạn lúa trổ - chắc xanh.
- Bọ trĩ, sâu keo, sâu đục thân… phát sinh hại chủ yếu lúa hè thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa trà muộn.
b. Cây công nghiệp
- Trên cây tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá – thối rễ, rệp sáp gốc… hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn ra hoa – quả non.
- Cây mía: Sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh than… hại nhẹ rải rác mía đâm chồi – đẻ nhánh. Sâu non bọ hung, xén tóc hại cục bộ mía ở Gia Lai, Kon Tum.
- Trên cây sắn: Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp… phát sinh và gây hại sắn giai đoạn chăm sóc.
- Trên cà phê: Bệnh rỉ sắt, bệnh khô cành, rệp… tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn nuôi quả.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu phổ biến 4, 5 xuất hiện trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình.
- Bệnh đạo ôn lá tuy diện tích nhiễm giảm, nhưng tiếp tục phát triển. Cần thăm đồng thường xuyên, khi phát hiện có bệnh đạo ôn lá dừng ngay bón đạm, không phun phân bón lá và kịp thời phun thuốc phòng trị bệnh đảm bảo nguyên tắc “4 đúng”; không phun phối trộn phân bón lá với thuốc phòng trị bệnh đạo ôn. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông có thể phun ngừa bệnh bằng thuốc đặc trị khi lúa bắt đầu trổ và sau khi trổ đều.
- Thực hiện xuống giống lúa thu đông đồng loạt, tập trung, né rầy và giãn cách với lúa hè thu tối thiểu 20 ngày.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; sâu cuốn lá nhỏ, rầy phấn trắng, nhện gié giai đoạn đẻ nhánh – đòng trổ.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 25/6/2012)