- Chuột: Tiếp tục phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa; hại nặng trên những vùng chưa tổ chức tốt các biện pháp phòng trừ, trên những ruộng gần gò đồi, ven làng, vùng thiếu nước, nhất là trà lúa đứng cái – đòng, Cần tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột.
- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 2 nở và tiếp tục tích lũy số lượng. Cập tiếp tục theo dõi.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành lứa 1 tiếp tục vũ hóa, sâu non nở mật độ thấp.
b) Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía bị nhiễm bệnh, hại nặng những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
a) Trên lúa
- Trên lúa giai đoạn đòng - trỗ - chín: Rầy nâu, rầy lưng trắng và bệnh đạo ôn bệnh đạo ôn cổ bông tiếp tục phát sinh rải rác và hại cục bộ tại các tỉnh Duyên Hải ... Cần theo dõi và phòng chống cháy rầy trên lúa sau trỗ.
- Lúa Đông Xuân muộn, giai đoạn đẻ nhánh-làm đòng: Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, ... phát sinh, gây hại nhẹ trên lúa. Cần tiếp tục theo dõi và phòng trừ tại những diện tích có mật độ, tỷ lệ cao.
- Chuột: Tiếp tục gây hại nhẹ rải rác trên các trà lúa Đông Xuân giai đoạn cuối đẻ-đòng trỗ. Bệnh khô vằn, lem thối hạt, bọ xít, đục thân, cắn gié,...hại cục bộ.
b) Cây sắn: Bệnh chổi rồng, rệp sáp,...rải rác hại cục bộ sắn nuôi củ - thu
hoạch.
3. Các tỉnh phía Nam.
- Rầy nâu: Phổ biến ở giai đoạn trưởng thành; diện tích và mức độ giảm trên lúa
Đông Xuân do lúa đang vào giai đoạn chín. Tuy nhiên, cần theo dõi và phòng trừ tại những diện tích lúa chắc xanh – đỏ đuôi có mật độ rầy cao, không để cháy rầy cục bộ.
- Dự kiến rầy di trú đến 25/03/2014 và nở từ 30/3-5/4/2014. Do đó, cần theo dõi rầy vào đèn để bảo đảm xuống Hè Thu né rầy. Đồng thời, thực hiện kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, không dùng nhiều thuốc trừ sâu phổ rộng đầu vụ, nhằm hạn chế bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau.
- Trên lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh-đòng cần lưu ý bệnh đạo ôn lá, sâu
năn (muỗi hành) và bệnh bạc lá
Theo Cục BVTV