- Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh và tích lũy số lượng; mật độ gia tăng cục bộ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ và Tây Bắc bộ. Cần tiếp tục theo dõi và chỉ xử lý cục bộ khi mật độ cao, nhất là những diện tích có bệnh lùn sọc đen vụ trước. Không khuyến cáo phun thuốc tràn lan để tránh bộc phát rầy và sâu cuốn lá.
- Bệnh lùn sọc đen: Phát sinh nhẹ trên lúa cuối đẻ đến đòng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và một số tỉnh Bắc bộ. Cần theo dõi thường xuyên khi phát hiện thấy bệnh tiến hành xử lý kịp thời, tiêu hủy cây bệnh và phun thuốc kịp thời.
- Ngoài ra, cần theo dõi và phòng trừ ốc bươu vàng, chuột, sâu năn.
b. Trên cây trồng khác
- Trên mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung, bệnh thối ngọn… tiếp tục phát sinh gây hại.
- Trên cây cà phê, hồ tiêu: rệp, bệnh thán thư, khô cành, rỉ sắt trên cà phê; bệnh chết nhanh, thối gốc rễ, tuyến trùng, trên hồ tiêu tiếp tục phát sinh gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm chăm sóc, thoát nước kém.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên cây lúa
- Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ… rải rác hại nhẹ trên lúa hè thu giai đoạn đứng cái, đòng trổ.
- Bọ trĩ, sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ… hại lúa mùa, lúa vụ 3 giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại rải rác các trà lúa, nặng cục bộ lúa giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái.
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.
b. Cây trồng khác
- Cây mía: Sâu đục thân, bệnh than, rệp… hại nhẹ rải rác mía đẻ nhánh – vươn lóng. Sâu non bọ hung, xén tóc hại cục bộ mía ở Gia Lai, Kon Tum.
- Cây sắn: Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp… phát sinh và gay hại sắn giai đoạn phát triển thân lá.
- Trên cây cà phê: Bệnh rỉ sắt, bệnh khô cành, rệp… tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn phát triển quả.
- Trên cây tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá – thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư… hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn quả non.
3. Các tỉnh phía Nam
a. Trên cây lúa
- Rầy nâu tuổi 5 tiếp tục phát triển, dự kiến rầy di trú từ 22/7 – 2/8. Cần theo dõi diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp xử lý kịp thời theo “4 đúng”, không để lây lan; đồng thời, tích cực vận động nông dân hại chế phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn lúa đẻ nhánh để hạn chế rầy gia tăng vào cuối vụ.
- Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển ở nhiều địa phương trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông trên các trà lúa trổ. Các tỉnh cần theo dõi sát để có biện pháp ngăn ngừa đạt hiệu quả.
- Theo dõi chặt tình hình rầy nâu vào đèn và kiểm tra tỉ lệ rầy mang mầm bệnh để có biện pháp xử lý và thực hiện xuống giống lúa thu đông 2012 đồng loạt, tập trung, né rầy và dãn cách với vụ lúa hè thu tối thiểu 20 ngày. Ngoài ra, cần lưu ý bệnh cháy bìa lá, sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn đẻ nhánh-đòng; bệnh lem lép hạt giai đoạn trổ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
b. Cây trồng khác
- Cây sắn: Tiếp tục mở rộng điều tra phát hiện; khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ cây sắn (mì) ở khu vực bị nhiễm rệp sáp bột hồng hại sắn đã phát hiện tại Tây Ninh; nghiêm cấm vận chuyển các bộ phận của sắn từ vùng bị nhiễm đi nơi khác.
- Cây nhãn: Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện áp dụng các biện pháp phòng chống dịch chổi rồng hại nhãn; tập trung cắt bỏ, tiêu hủy những chồi nhiễm bệnh, xử lý thuốc và theo dõi chống tái nhiễm.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 23/7/2012)