- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, cần theo dõi và phòng trừ để đảm bảo cây lúa trổ thoát.
- Sâu đục thân 2 chấm: Theo dõi và phòng trừ trên trà lúa trổ muộn ở những diện tích có mật độ ở trứng cao
- Bệnh lùn sọc đen: Đối với những diện tích sản xuất lúa hè thu, thực hiện vệ sinh đồng ruộng, bố trí gieo và bảo vệ mạ theo quy định tại Thông tư 58/2010/TT-BNN-PTNT ngày 5/10/2010 quy định biện pháp phòng, trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.
b. Trên cây công nghiệp và cây ăn quả
- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, bọ hung,… tiếp tục gây hại trên các ruộng mía nếu công tác phòng trừ, tiêu hủy nguồn bệnh, vệ sinh đồng ruộng, chọn hom giống sạch bệnh không tốt và để lưu gốc cây trên diện tích nhiễm bệnh chưa được xử lý.
- Vải, nhãn: Sâu đo, bọ xít nâu, nhện lông nhung, bệnh thán thư hại tăng; sâu đục hoa, quả vải hại nhẹ.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên cây lúa
- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn,… rải rác hại nhẹ trên lúa xuân hè để nhánh.
- Bọ trĩ, sâu keo… phát sinh hại chủ yếu lúa xuân hè – hè thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Các đối tượng khô vằn, lem thối hại, bọ xít dài + đen, sâu cắn gié… hại cục bộ trên lúa đông xuân muộn giai đoạn chín – thu hoạch.
- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa xuân hè giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa hè thu sớm…
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.
b. Cây công nghiệp
- Trên cà phê: Bệnh rỉ sắt, bệnh khô cành, rệp,… tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn nuôi quả.
- Trên cây tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá – thối rễ, rệp sáp gốc… hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn ra lá – ra hoa.
- Trên cây mía: Sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh than… hại nhẹ rải rác mía đâm chồi – phát triển thân lá. Sâu non bọ hung, xén tóc hại cục bộ mía ở Gia Lai, Kon Tum.
- Trên cây sắn: Bệnh chổi rồng, nhện đỏ, rệp sáp… phát sinh và gây hại sắn giai đoạn chăm sóc – phát triển thân lá.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi trưởng thành và đến cuối tuần sẽ bắt đầu nở đợt rầy mới trên lúa từ giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, gây hại phổ viến ở mức nhẹ - trung bình; lúa giai đoạn đòng trổ có thể nhiễm nặng. Cần thăm đồng, khi rầy cám nở rộ tuổi 2-3, xử lý thật tốt bằng một trong các loại thuốc chống lột xác, lúa giai đoạn đòng trổ nếu mật số rầy quá cao và có nhiều lứa gối nhau có thể phối hợp thuốc chống lột xác với thuốc có tác động lưu dẫn để giảm nhanh mật số, hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và lan truyền bệnh VL-LXL cho lúa.
- Các tỉnh có diện tích lúa hiện đang nhiễm bệnh VL-LXL, tập trung chỉ đạo giám sát, theo dõi diễn biến và tổ chức phòng trừ rầy tập trung khi rầy gia tăng mật số trên những diện tích nhiễm VL-LXL; vận động nông dân nhổ hủy lúa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất rầy di trú mang mầm bệnh phát tán sang trà lúa hè thu chính vụ.
- Bệnh đạo ôn lá có thể tiếp tục gia tăng diện tích và mức độ, đặc biệt trên những ruộng sử dụng giống nhiễm bệnh, sạ dầy, bón phân đạm nhiều. Do đó thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ bệnh sớm bằng các loại thuốc đặc trị.
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng và sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện từ giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Các đối tượng khác xuất hiện với diện tích và mật độ gây hại nhẹ.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 14/5/2012)