b. Trên cây ăn quả và cây công nghiệp:
- Cây ăn quả: các loại sâu, bệnh hại trên cam chanh, vải, nhãn như rệp muội, greening, nhện lông nhung, bệnh sương mai… tiếp tục phát sinh gây hại.
- Trên cây mía: bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng… tiếp tục gây hại trên các ruộng mía chưa thu hoạch, mía lưu gốc.
- Trên cây cao su: bệnh xì mủ, bệnh héo đầu lá, loét sọc miệng cạo… gây hại nhẹ đến trung bình.
- Trên cây cà phê, hồ tiêu: rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành trên cây cà phê; tuyến trùng, thốc gốc rễ, bệnh chết nhanh… tiếp tục gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm, chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên lúa:
Rầy nâu, rầy lưng trắng; bệnh đạo ôn lá, cổ bông phát sinh và gây hại trên lúa ĐX cực sớm giai đoạn làm đòng – trỗ, ngậm sữa. Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, sâu keo, sâu năn, tuyến trùng… phát sinh gây hại nhẹ lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh – đứng cái. Chuột gia tăng gây hại mạnh, diện rộng trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh, nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò… ốc bươu vàng sinh sản và lây lan theo nguồn nước.
b. Cây rau màu:
Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ… gây hại chủ yếu rau ăn lá; bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, dòi đục lá + quả… gây hại chủ yếu rau họ bầu bí; bệnh thán thư, bệnh héo xanh, sâu đục quả… hại chủ yếu rau họ cà, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.
c. Cây công nghiệp:
Trên cà phê, bệnh rỉ sắt, bệnh khô cành, rệp… tiếp tục hại phổ biến. Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá – thối rễ, rệp sáp gốc… hại tiêu. Sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, sâu đục nõn… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc – ra hoa. Trên mía: sâu đục thân, rượu lá, đốm vòng… hại rải rác mía vươn lóng – chín, thu hoạch. Sâu non bọ hung, xén tóc, sâu đục thân hại cục bộ.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 5 đến trưởng thành, cuối tuần rầy nâu bắt đầu di trú. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu không để xảy ra hiện tượng cháy rầy và lan truyền bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.
- Các địa phương có gieo trồng hè thu 2012, phải đảm bảo thời gian giãn vụ, cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa ĐX 2011-2012 tối thiểu là 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như năng suất lúa sau này.
- Do thời tiết đêm và sáng se lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, nhất là những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dầy, bón thừa phân đạm. Khuyến cáo cần thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời bằng thuốc đặc trị, phun xịt kỹ để hạn chế bệnh đạo ôn cổ lá. Phun ngừa đạo ôn cổ bông, lem lép hạt trước và ngay sau khi lúa trổ xong.
- Ngoài các đối tượng trên, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá ở giai đoạn lúa đẻ nhánh – đòng trỗ, các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 13/02/2012)