b. Cây trồng cạn:
- Cây ngô, lạc: sâu xám tiếp tục hại, sâu cắn lá, bệnh lở cổ rễ, chuột, bệnh đốm lá nhỏ hại nhẹ.
- Cây rau họ hoa thập tự: bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ… tiếp tục hại.
- Cây cam, chanh: rệp muội, sâu vẽ bùa, bệnh greening… tiếp tục hại.
- Cây vải, nhãn: rệp muội, bọ xít nâu, bệnh sương mai hại tăng; nhện lông nhung, sâu đo tiếp tục hại.
- Cây chè: rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ hại chủ yếu, bệnh phồng lá tiếp tục hại.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên cây lúa:
- Bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông, rầy nâu + rầy lưng trắng,… gia tăng gây hại mạnh trên giống nhiễm giai đoạn đòng trổ - ngậm sữa.
- Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, rầy nâu + rầy lưng trắng… phát sinh gây hại trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng. Bọ trĩ, sâu keo… hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Chuột gây hại trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò… Ốc bươu vàng sinh sản và lây lan theo nguồn nước.
b. Cây công nghiệp:
- Bệnh rỉ sắt, bệnh khô cành, rệp,… tiếp tục hại phổ biến trên cà phê.
- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá – thối rễ, rệp sáp gốc… hại tiêu.
- Sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, sâu đục nõn + quả, bệnh thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn ra hoa – quả.
- Sâu đục thân, rượu lá, đốm vòng… hại rải rác mía vươn lóng – chín, thu hoạch. Sâu non bọ hung, xén tóc, sâu đục thân hại cục bộ mía ở Gia Lai.
3. Các tỉnh phía Nam
- Dự báo trong tuần tới rầy nâu sẽ di trú có thể với mật số cao do các trà lúa đông xuân hiện nay phần lớn đang chuẩn bị bước vào thu hoạch rộ, một số ít các trà lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh – đòng trổ.
- Trong tuần tới bệnh đạo ôn lá vẫn còn có khả năng phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ nhưng với diện tích và tỷ lệ nhiễm sẽ tiếp tục giảm. Các trà lúa trổ cần lưu ý phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dày, bón nhiều phân đạm…
(Nguồn: Cục BVTV- báo NNVN - ngày 12/03/2012)