b. Trên cây vụ đông:
- Cây rau họ hoa thập tự: sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, rệp, bọ nhảy, bệnh sương mai... hại nhẹ.
- Cây cà chua, khoai tây: bệnh mốc sương hại tăng: bệnh héo xanh, bệnh héo vàng, bệnh xoăn lá... hại nhẹ.
c. Trên cây công nghiệp và cây ăn quả:
- Trên cây mía: bệnh chồi cỏ, bọ hung, rệp xơ trắng... tiếp tục gây hại trên các ruộng mía chưa thu hoạch, mía lưu gốc.
- Trên cây cà phê, hồ tiêu: rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành trên cây cà phê; tuyến trùng, thối gốc rễ, bệnh chết nhanh... tiếp tục gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, nặng cục bộ ở những vườn cây lâu năm, chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không tốt.
- Cây cao su: bệnh xì mủ, héo đen đầu lá, loét sọc miệng cạo... gây hại nhẹ đến trung bình.
- Cây chè: rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ hại chủ yếu.
- Trên cây ăn quả: cây cam, chanh: bệnh greening tiếp tục gây hại tại những vườn cam già cỗi, chăm sóc kém, không thoát nước. Cây vải, nhãn: nhện lông nhung, bệnh sương mai... tiếp tục hại.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a. Trên lúa:
- Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá + cổ bông phát sinh và gây hại nhẹ trên giống nhiễm giai đoạn làm đòng trổ - ngậm sữa.
- Sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, sâu keo, sâu năn, tuyến trùng,... phát sinh gây hại trên lúa ĐX giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái. Bọ trĩ, dòi đục nõn... hại lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: hại phổ biến lúa ĐX xuống giống - đòng trổ, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò...
b. Trên cây rau, màu:
- Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ... gây hại chủ yếu rau ăn lá; bệnh mốc sương, dòi đục lá + quả... gây hại chủ yếu rau họ bầu bí; bệnh thán thư, bệnh héo xanh, sâu đục quả... hại chủ yếu rau họ cà tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Bệnh lỡ cổ rễ, rệp muội, sâu xám... hại chủ yếu rau ĐX giai đoạn cây con - chăm sóc. Bệnh lở cổ rễ, sâu khoang, sâu xanh, sâu xám... hại lạc, ngô ĐX giai đoạn cây con - phát triển thân lá.
c. Cây công nghiệp
- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.
- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá - thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.
- Sâu phỏng lá, bọ xít muỗi, thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn chăm sóc - chùm hoa.
- Sâu đục thân, bẹ trên lá + bẹ lá... hại phổ biến mía chín sinh lý. Sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía vùng ổ dịch ở Gia Lai.
3. Các tỉnh phía Nam
- Dự báo tuần tới rầy nâu tiếp tục phát triển từ tuổi 3 - 5, đặc biệt chú ý trên trà lúa đẻ nhánh - đòng trổ rầy nâu có thể gia tăng mật số cao. Các tỉnh, thành phố khuyến cáo nông dân cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời khi rầy nâu xuất hiện với mật số cao và để hạn chế lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- Thời tiết lạnh, sáng sớm có sương mù bên cạnh lúa đang bước vào giai đoạn phát triển xung yếu là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại mạnh trên diện rộng trong giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ. Do đó dễ có nguy cơ bùng phát dịch bệnh đạo ôn trong thời gian tới. Các tỉnh cần khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
(Nguồn: Cục BVTV – báo NNVN – ngày 06/02/2012)