- Chăm sóc tốt mạ, chủ động phòng chống rét cho mạ đã gieo, lúa gieo thẳng và lúa mới cấy bằng biện pháp che phủ nilon và điều tiết chế độ nước. Không xuống giống, nhổ cấy vào những ngày rét đậm, rét hại.
- Tiếp tục theo dõi sâu bệnh trên các cây trồng,
- Thực hiện tốt công văn số 1947/BVTV-TV ngày 02 tháng 12 năm 2011 về việc tổ chức diệt chuột bảo vệ mùa màng.
b. Trên cây vụ đông:
- Cây rau họ hoa thập tự: Sâu xanh, sâu tơ, rệp hại tăng; bọ nhảy, bệnh sương mai... hại tăng.
- Cây cà chua, khoai tây: Bệnh héo xanh, bệnh héo vàng, bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá ... hại tăng.
- Trên cây đậu tương: Sâu đục quả, sâu xanh, rệp, bệnh đốm lá tiếp tục hại và có chiều hướng hại nặng ở giai đoạn cuối vụ
Cần theo dõi chặt các đối tượng sâu bệnh, phun thuốc phòng trừ nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Đặc biệt chú ý bệnh héo xanh, bệnh mốc sương, những diện tích bị nhiễm bệnh cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu huỷ.
c. Trên cây ăn quả và cây công nghiệp:
- Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, rệp xơ trắng, sâu đục thân...tiếp tục gây hại. Việc theo dõi bệnh chồi cỏ và tiếp tục chăm sóc, thực hiện các biện pháp phòng trừ như: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp đã ban hành. Ngoài ra theo dõi rệp xơ trắng, bọ hung, sâu đục thân...để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
- Trên cây cao su: Các bệnh xì mủ, héo đen đầu lá, loét sọc miệng cạo tiếp gây hại. Để hạn chế được bệnh cần có biện pháp chăm sóc, xử lí kịp thời.
- Trên cây cà phê, hồ tiêu : Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư, chăm sóc và theo dõi mức độ phát sinh gây hại các đối tượng như : Rệp, khô cành, thối gốc rễ, vàng lá, thán thư...để xử lý kịp thời tránh lây lan. Đặc biệt ở những vườn cây lâu năm, chăm sóc, thoát nước kém và phòng trừ sâu bệnh không
- Trên cây ăn quả: Bệnh greening, bệnh chảy gôm, loét, sẹo, muội đen: Tiếp tục gây hại tại những vườn cam già cỗi, chăm sóc kém, không thoát nước.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
- Rầy nâu + rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn cổ lá +cổ bông phát sinh và gây hại nhẹ trên lúa Đông Xuân cực sớm giai đoạn làm đòng –trổ.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, sâu năn, tuyến trùng, đạo ôn lá...phát sinh gây hại nhẹ lúa Đông Xuân giai đoạn đẻ nhánh-đứng cái. Bọ trĩ, dòi đục nõn ...hại lúa giai đoạn mạ -đẻ nhánh.
- Chuột: hại nhẹ phổ biến lúa Đông Xuân xuống giống - đòng trổ, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò. Tiếp tục phát động phong trào ra quân diệt chuột, OBV, vệ sinh đồng ruộng, gieo sạ lúa ĐX đúng lịch thời vụ để hạn chế sự gây hại của chuột.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến tuổi 5 và rầy trưởng thành, tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trổ, gây hại chủ yếu ở mức trung bình; cục bộ một số nơi có mật số cao tập trung ở giai đoạn đòng trổ. Chi cục các tỉnh cần theo dõi sát diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng trên các trà lúa đẻ nhánh đến đòng trổ để có biện pháp quản lý rầy nâu đạt hiệu quả; Đối với trà lúa mạ theo dõi diễn biến rầy nâu di trú để có các biện pháp xử lý phù hợp (che chắn nước ….) hạn chế lây lan bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.
- Hiện nay thời tiết lạnh, sáng sớm có sương mù là điều kiện phù hợp cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát triển trên trà lúa đẻ nhánh - đòng. Bệnh sẽ tiếp tục gia tăng diện tích và tỷ lệ nhiễm; bệnh có thể gây hại nặng trên những ruộng gieo sạ dày (trên 120kg/ha), bón thừa phân đạm, mất cân đối lân và Kali. Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phun thuốc đặc trị bệnh, đặc biệt trên ruộng đang nhiễm bệnh không nên để ruộng khô nước và ngưng bón phân đạm.
- Thường xuyên theo dõi kết quả rầy vào đèn đèn và diễn biến của thuỷ văn để chỉ đạo quyết liệt xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy đợt chót (đầu tháng 1/2012).
Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.