Khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, một số loài dịch hại thường tìm cách vào nhà tìm chỗ ấm áp để làm tổ cũng như tìm thức ăn. Hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây để ngăn chặn chúng.
Chuột nhà
Chuột nhà là những loài gặm nhấm thường gặp nhất tại các hộ gia đình. Chuột nhà thường làm tổ trong tối, khu vực vắng người như gác xép và tầng hầm. Loài động vật gặm nhấm này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản vì chúng có thể nhai vách thạch cao, dây diện … và từ đó có thể châm ngòi cho một ngọn lửa điện. Chuột nhà cũng được biết là tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn Salmonella và sán dây.
Lời khuyên:
Chuột có thể chui thông qua một lỗ nhỏ như một đồng xu, vết nứt và lỗ hở bên ngoài của ngôi nhà.
Khu vực lưu giữ các loại hộp nên được làm sạch và nên lưu cao khỏi mặt sàn vì chuột thích trốn sau đống lộn xộn.
Thường xuyên kiểm tra trong nhà xem có dấu hiệu của chuột không, chẳng hạn như phân, các vết gặm hoặc thực phẩm bị cắn phá.
Chuột cống
Chuột cống thường làm tổ trong các tầng hầm, đống mảnh vụn và những nơi ít bị quấy rầy khác. Chúng có thể gặm xuyên qua hầu hết mọi thứ - bao gồm cả nhựa và các ống dẫn - để có thức ăn và nước uống. Chuột cống cũng là một tác nhân lây truyền nhiều bệnh như vàng da, sốt và virus bệnh đậu mùa.
Lời khuyên
Chuột cống có thể chui vừa qua một lỗ nhỏ kích thước chỉ khoảng 1,3 cm. Do đó, hãy kiểm tra bên ngoài của ngôi nhà, nếu có bất kỳ khoảng trống hoặc vết nứt hãy bít chúng lại với keo silicone.
Thông thoáng những nơi ẩm thấp như các khu vực đặt các thiết bị gia dụng của gia đình hoặc tầng hầm.
Thường xuyên kiểm tra bên trong nhà xem có dấu hiệu của chuột không, chẳng hạn như các vết dầu nhờn do lông chuột cọ xát gây ra
Gián Đức
Gián Đức là loài gián gây hại phổ biến nhất được tìm thấy trên thế giới. Gián Đức thích sống ở các không gian nhỏ gần với nguồn thực phẩm và nơi có độ ẩm, vì vậy nhà cửa của con người chính cho môi trường sống hoàn hảo cho chúng. Đây là loại gián thường “ở nhờ” trong nhà thông qua các túi thực phẩm, các loại hộp và các thiết bị cũ, và thường được tìm thấy trong nhà bếp và phòng tắm. Gián Đức có thể làm ô nhiễm nguồn thức ăn, lây lan vi khuẩn và gây bệnh ở người. Hơn nữa, chất gây dị ứng trên cơ thể gián được biết đển là tác nhân kích hoạt dị ứng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.
Lời khuyên
Giữ quầy bếp và sàn nhà sạch sẽ, dọn sạch các mảnh vụn thức ăn.
Thường xuyên hút bụi và thu dọn rác thải.
Hãy chú ý đến nhà bếp và phòng tắm, đặc biệt là dưới các thiết bị và bồn rửa.
Nhện nâu ẩn dật
Nhện nâu ẩn dật thích quay tơ ở những nơi yên tĩnh, như tủ quần áo, gác mái, không gian chứa các thiết bị gia dụng và tầng hầm. Giống như các loài nhện khác, chúng thường được tìm thấy trong các hộp các tông, dọc các khung cửa sổ, trong quần áo và giày dép ít sử dụng. Những con nhện có thể cắn và tiêm nọc độc nếu bị quấy rầy, vì vậy chúng trở nên nguy hiểm với con người.
Lời khuyên
Giữ cho các cây bụi và cành cây tránh xa khỏi ngôi nhà cũng như cắt các nhánh cây phía trên mái nhà. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nhện tìm được đường vào bên trong.
Cất quần áo và giày bên trong các túi nhựa. Đặc biệt chú ý đến giày, các loại găng tay không được sử dụng thường xuyên cũng như các loại đồ dùng khác vì nhện rất thích trốn trong đó.
Nếu bạn nghi ngờ bạn bị nhện cắn, hãy nhanh chóng tìm sự trợ giúp y tế.
Nguồn: www.pestworld.org.